TIÊU CHUẨN NỐI THÉP TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG
Nối thép là một trong những khâu quan trọng trong thi công xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của kết cấu. Việc áp dụng các tiêu chuẩn nối thép không chỉ đảm bảo tính an toàn mà còn tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho công trình. Vậy tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng là gì? Có những phương pháp nối thép nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các tiêu chuẩn nối thép phổ biến và phương pháp thực hiện, cùng Hưng Nghiệp Phú theo dõi nhé!
Việc nối cốt thép trong dầm cột là điều đặc biệt quan trọng, nó tác động đến khả năng chịu lực của cột dầm. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết được phương pháp và tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng như thế nào đạt tiêu chuẩn nhất.
1. Các tiêu chuẩn nối thép
Các tiêu chuẩn nối thép chủ yếu được quy định theo các tài liệu trong nước và quốc tế. Dưới đây là những tiêu chuẩn quan trọng nhất:
-
TCVN 5574:2018: Tiêu chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với việc nối thép trong kết cấu xây dựng. Tiêu chuẩn này bao gồm:
-
Quy định về chất lượng thép sử dụng.
-
Yêu cầu về mối nối, bao gồm kích thước, hình dạng và vị trí.
-
Phương pháp kiểm tra mối nối.
-
-
ASTM A706/A706M: Tiêu chuẩn này áp dụng cho cốt thép có độ bền kéo thấp, rất phù hợp cho kết cấu bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu về:
-
Đặc tính vật liệu.
-
Phương pháp thử nghiệm chất lượng.
-
-
AISC (American Institute of Steel Construction): Cung cấp các hướng dẫn về thiết kế và thi công kết cấu thép, bao gồm yêu cầu nối thép. AISC đề xuất:
-
Các phương pháp nối như hàn, bu lông, và bắn tán.
-
Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng cho các mối nối.
-
2. Các phương pháp nối thép trong xây dựng
Có nhiều cách để nối thép trong xây dựng được áp dụng. Bên dưới sẽ có 4 phương pháp cơ bản để bạn tham khảo.
1.1 Thủ công
Đây là cách thực hiện đơn giản và có thể thực hiện ngay tại công trình. Nối thép thủ công được áp dụng khá rộng rãi khi sử dụng thép ở cường độ cao mà không thực hiện được bằng cách nối hàn. Để cho các mối nối chắc chắn hơn thì khi nối, buộc cần phải tiến hành chồng hai đầu thanh thép lại với nhau. Sau đó dùng thép 1mm để buộc thép lại.
Cách nối thép này chỉ nên áp dụng với các cốt thép đường kính nhỏ hơn 16mm. Còn với cốt thép trơn thì cần phải uốn móc thép 180 độ ở hai đầu. Đồng thời việc nối buộc này cũng chỉ nên áp dụng với những kết cấu nằm ngang như dầm, sàn, móng. Không nên áp dụng ở kết cấu đứng như cột hay tường. Để đảm bảo an toàn thì bê tông cần đạt được cường độ thiết kế, như vậy mới cho cốt thép nối tham gia chịu lực được.
1.2 Hàn điện
Phương pháp nối thép bằng hàn điện này được áp dụng công nghệ tiên tiến. Đây cũng là cách thực hiện bắt buộc đối với các thép có đường kính lớn hơn 16mm. Cách nối thép này sẽ lợi dụng quá trình biến đổi điện năng thành nhiệt năng để tạo mối hàn. So với cách nối truyền thống thì cách này giúp thanh thép có khả năng chịu lực tốt hơn, thời gian hàn nhanh chóng.
Hiện nay có 3 phương pháp hàn điện đó là hàn điểm tiếp xúc, hàn hồ quang, hàn đối đầu. Trong đó hai cách được sử dụng thông dụng nhất đó là hàn hồ quang và hàn điện trở. Thông tin cụ thể về hai loại này như sau:
1.3 Phương pháp hàn hồ quang
Đây là phương pháp sẽ dùng que hàn, một cực nguồn điện hàn để nối trực tiếp với cốt thép cần hàn. Cực còn lại sẽ được nối que hàn qua cặp hàn. Khi chạm que hàn vào cốt thép trong thời gian nhất định. Ở giữa cốt thép và que hàn sẽ tạo tia hồ quang điện. Mối hàn sẽ được sinh ra sau khi dòng điện ngắt.
Cách hàn hồ quang này sẽ phải phụ thuộc vào tay nghề của thợ hàn. Năng suất cao nhưng lại khá tốn thép nối. Mối hàn tốt là mối hàn bằng kim loại đồng đều hoặc đông đặc. Mối hàn không được có khe nứt, kẽ hàn, khi thử gõ vào cho âm thanh giòn, chắc chắn.
1.4 Phương pháp hàn điện trở
Cách hàn điện trở được ứng dụng bằng nguyên lý khi có dòng điện đi qua vật dẫn thì nhiệt lượng sẽ sinh ra tỷ lệ với điện trở bà bình phương cường độ dòng điện. Để áp dụng phương pháp này thì mối hàn giữa hai mác thép phải cách nhau một khe hở nhỏ để tạo được điện trở. Đây là điểm phát sinh ra nhiệt lượng cực lớn nhằm đốt cháy vật hàn. Sau khi dòng điện đã ngắt thì thực hiện ép chặt hai vật hàn lại với nhau.
Điểm nổi bật của phương pháp này đó là đem đến năng suất cao. So với cách nối thép bằng hàn hồ quang thì năng suất của hàn điện cao hơn 3-4 lần. Giá thành của mối hàn cũng rẻ hơn, không cần sắt nối để tiết kiệm mác thép. Không tạo ra đoạn thừa phế liệu giúp tiết kiệm cốt thép và không cần dùng đến que hàn.
Bên cạnh đó còn có các phương pháp khác như nối Bu-lông, nối bắn tán, nối ren, nối ke.
3. Tiêu chuẩn về nối thép trong xây dựng trong các trường hợp
Bên cạnh việc tìm hiểu các phương pháp để nối thép thì bạn cũng cần tìm kiếm các tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng. Cụ thể các tiêu chuẩn bao gồm:
3.1. Nối thép dầm
Đối với nối thép dầm thì có thể ứng dụng theo cách buộc truyền thống. Cụ thể:
-
Thép phải có gờ đảm bảo cùng mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép.
-
Không thực hiện nối thép ở những vị trí chịu lực lớn và những vị trí uốn cong. Ở những nơi chịu lực lớn sẽ không được thực hiện nối thép để tránh việc bị tuột, rất nguy hiểm.
3.2. Nối thép cột
-
Với loại thép có gờ thì ở cùng một mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép.
-
Các vị trí phải chịu lực lớn và những nơi cần uốn cong thì không thực hiện nối thép mà phải hàn điện.
-
Ở các công trình dân dụng thì chân cột nhà và đầu cột là hai vị trí phải chịu lực lớn nhất. Vì vậy không nên thực hiện nối thép cột để tránh bị ruột mối buộc.
3.3. Nối thép sàn
Về cơ bản thì nối thép sàn cũng cần phải tuân thủ theo quy định như nối thép dầm. Bởi vì sàn bê tông cốt thép có bản chất khá giống như đoạn dầm. Điều cần chú ý nhất đó là không thực hiện nối thép ở những điểm, khu vực phải chịu lực lớn.
4. Giới thiệu đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế & thi công uy tín
Tầm quan trọng của các đơn vị thi công là không thể phủ nhận, uy tín của họ sẽ đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho công trình của bạn. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công để đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng tại nước ta. Do đó, việc tìm kiếm một đơn vị uy tín không phải là điều dễ dàng và đòi hỏi bạn phải dành thời gian tìm hiểu. Trong quá trình lựa chọn, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng và đảm bảo rằng đơn vị đi cùng phải có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, có hợp đồng ký kết rõ ràng, chi phí minh bạch,... Để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú tự tin rằng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú với sứ mệnh cung cấp các giải pháp và dịch vụ tốt nhất, xây dựng cộng đồng thịnh vượng cùng khách hàng, Hưng Nghiệp Phú đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình thông qua sự hợp tác chân thành, với đội ngũ lãnh đạo có năng lực đạo đức, sáng tạo, chuyên môn cao và tầm nhìn chiến lược. Hưng Nghiệp Phú sở hữu đội ngũ nhân viên lành nghề, trình độ cao sẽ mang đến cho khách hàng những công nghệ chất lượng tốt nhất.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú - chuyên thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Chúng tôi mong muốn được đồng hành cùng khách hàng trong các dự án xây dựng cũng như các thủ tục liên tục như sơ đồ quy hoạch, xin giấy phép xây dựng, hoàn thiện thủ tục, xin cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy,... Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang có nhu cầu thiết kế, hoàn thiện thủ tục, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
>>> Xem thêm:
_____________________
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Facebook: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú (興業富)
Đường dây nóng: 1800.3368 (Miễn phí)
Trang web: xaydunghungnghiepphu.com
Gmail: kinhdoanh01@xaydunghungnghiepphu.com
Địa chỉ: Số 2034D, tổ 22, KP Phước Thái, P. Thái Hòa, TP.Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
------
Nguồn: Tổng hợp từ Internet