NGUYÊN TẮC THỂ HIỆN CÁC TIẾT DIỆN TRONG BẢN VẼ KỸ THUẬT
Trong lĩnh vực kỹ thuật và xây dựng, việc thể hiện các tiết diện trong bản vẽ kỹ thuật là rất quan trọng để đảm bảo thông tin chính xác và dễ hiểu. Các tiết diện không chỉ giúp mô tả chi tiết hình dạng, kích thước mà còn thể hiện cấu trúc và cách thức lắp ráp của các bộ phận. Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng khi thể hiện tiết diện trong bản vẽ kỹ thuật, cùng Hưng Nghiệp Phú theo dõi bài viết nhé!
1. Đảm bảo độ chính xác tiết diện
Mỗi tiết diện phải được thể hiện với độ chính xác cao nhất có thể. Kích thước, tỉ lệ và các thông số kỹ thuật cần phải được ghi rõ ràng và đúng chuẩn. Việc này không chỉ giúp người đọc dễ dàng hiểu được bản vẽ mà còn tránh được những sai sót trong quá trình thi công.
- Đường gạch chéo của tiết diện trên bản vẽ kỹ thuật
Đường gạch chéo nói chung được dùng để chỉ các vùng của tiết diện trên bản vẽ kỹ thuật. Cần phải làm phù hợp đối với phương pháp sao chép sẽ được dùng.
Hình thức đơn giản nhất của đường gạch chéo thường là đủ phù hợp với mục đích, và có thể dùng nét liền mảnh (kiểu B) ở một góc thích hợp, hay lấy góc 45°, đối với đường biên chính hoặc đường đối xứng của tiết diện (xem hình 15, 16 và 17).
Các vùng tách biệt của tiết diện cùng một bộ phận sẽ được gạch chéo giống nhau. Đường gạch chéo của các bộ phận kề bên sẽ được thực hiện theo hướng hoặc khoảng cách khác nhau (xem hình 18 và 19).
Khoảng cách giữa các đường gạch chéo sẽ được chọn theo tỉ lệ với kích thước diện tích gạch chéo, với điều kiện là yêu cầu đối với khoảng cách tối thiểu được duy trì (xem hình 3.3).
Trong trường hợp diện tích rộng, đường gạch chéo có thể được giới hạn tới vùng đi theo đường viền của diện tích gạch chéo (xem hình 19).
Khi các tiết diện của cùng một bộ phận theo các mặt phẳng song song được thể hiện liền nhau thì đường gạch chéo sẽ giống như nhau nhưng có thể được dịch chuyển dọc đường phân chia giữa tiết diện nếu thấy cần làm rõ ràng hơn (xem hình 20).
Đường gạch chéo bị đứt quãng nếu như nó không thể đặt con số, chữ viết bên ngoài diện tích gạch chéo (xem hình 21).
- Đường gạch chéo để chỉ loại vật liệu
Đường gạch chéo có thể được dùng để chỉ loại vật liệu ở tiết diện.
Nếu các loại đường gạch chéo khác nhau được dùng để chỉ các vật liệu khác nhau thì ý nghĩa của các đường gạch chéo này sẽ được định nghĩa rõ trên bản vẽ, hoặc bằng việc trích dẫn các tiêu chuẩn thích hợp.
1.1 Tiết diện mỏng
Tiết diện mỏng có thể được bôi đen hoàn toàn (xem hình 22); khoảng cách không nhỏ hơn 0,7mm phải được giữ nguyên giữa các tiết diện kề bên của kiểu này (xem hình 23).
Chú thích trên tiết diện:
Nguyên tắc chung đối với việc bố trí các mặt nhìn (xem hình 22) đều được áp dụng khi vẽ tiết diện.
Khi vị trí của mặt cắt đơn rõ ràng, không cần có sự chỉ dẫn vị trí hoặc nhận dạng nó (xem hình 24 và 35).
Những nơi vị trí không rõ ràng hoặc cần phân biệt giữa các mặt cắt (xem hình 25 đến hình 29) thì vị trí (các) mặt cắt sẽ được chi ra bằng nét gạch chấm mảnh đậm lên ở các đầu và chỗ thay đổi hướng (kiểu H). Mặt cắt sẽ được nhận biết bằng các kí hiệu, thí dụ là chữ cái in hoa và hướng nhìn sẽ được chỉ bằng mũi tên. Tiết diện sẽ được thể hiện bằng kí hiệu tương ứng (xem hình 25 đến 29).
Kí hiệu trên tiết diện đã dẫn phải được đặt trên ngay bên dưới; hoặc bên trên tiết diện tương ứng, nhưng trong cùng một bản vẽ; những kí hiệu này phải được bố trí theo cùng một kiểu. Không cần có chỉ dẫn nào khác.
Trong một số trường hợp, phần nằm ở phía bên kia mặt phẳng cắt không cần vẽ đầy đủ.
Về nguyên tắc, sườn, chốt, trục, nan hoa của bánh xe; và những bộ phận tương tự không cắt theo tiết diện dọc; và vì thế sẽ không gạch chéo (xem hình 28 và 29).
- Tiết diện ở một mặt phẳng (xem hình 24 và 25).
- Tiết diện ở hai mặt phẳng song song (xem hình 26).
- Tiết diện ở ba mặt phẳng liên tiếp (xem hình 27).
Tiết diện ở hai mặt phẳng giao nhau, một mặt phẳng được thể hiện quay lật cho trùng với mặt phẳng chiếu (xem hình 28).
Trong trường hợp các bộ phận tròn xoay chứa các chi tiết đặt cách đều; yêu cầu được trình bày ở tiết diện, nhưng không nằm trong mặt cắt thì các chi tiết này; có thể được thể hiện bằng việc quay chúng cho trùng với mặt cắt (xem hình 29); miễn là không bị hiểu sai; nhưng cũng nên có một vài chỉ dẫn về việc làm như vậy.
- Tiết diện quay trong mặt nhìn tương ứng hoặc tiết diện di chuyển
- Tiết diện ngang có thể quay trong mặt nhìn tương ứng hoặc có thể di chuyển
Khi quay trong mặt nhìn tương ứng, đường biên của tiết diện; sẽ được vẽ bằng nét liền mảnh (kiểu B); và không cần có sự chỉ dẫn nào nữa (xem hình 30).
Khi dịch chuyển, đường biên của tiết diện sẽ được vẽ bằng nét liền đậm (kiểu A). Tiết diện dịch chuyển có thể được đặt:
-
Hoặc gần và được nối với mặt nhìn bằng nét gạch chấm mảnh (kiểu G) (xem hình 31a);
-
Hoặc ở vị trí khác và được đánh dấu một cách quy ước; như trong 4.4 bằng kí hiệu (xem hình 31b).
1.2. Tiết diện một nửa
Các bộ phận đối xứng có thể được vẽ một nửa là mặt nhìn đủ; và một nửa là tiết diện (xem hình 32).
1.3 Tiết diện cục bộ
Tiết diện cục bộ có thể được vẽ nếu tiết diện toàn bộ hoặc tiết diện một nửa là không thuận tiện.
Việc ngắt cục bộ có thể được trình bày hoặc bằng nét vẽ buông liền mảnh (kiểu C) (xem hình 33); hoặc bằng nét thẳng liền mảnh có hình chữ chi (kiểu D) (xem hình 9).
1.4 Bố trí tiết diện kế tiếp
Các tiết diện kế tiếp có thể được bố trí bằng cách tương tự; ví dụ đã trình bày ở hình 34, 35 và 36 là thuận tiện để lập và hiểu bản vẽ.
2. Sử dụng ký hiệu đúng cách
Trong bản vẽ kỹ thuật, việc sử dụng các ký hiệu chuẩn là rất quan trọng. Các ký hiệu cần phải thống nhất và dễ hiểu, thể hiện rõ các loại vật liệu, chi tiết cấu tạo và các yếu tố kỹ thuật khác. Điều này giúp tạo sự đồng nhất và dễ dàng cho việc tra cứu thông tin.
3. Xác định đúng hướng tiết diện
Khi thể hiện tiết diện, cần phải chỉ rõ hướng và vị trí của tiết diện đó. Sử dụng mũi tên hoặc các ký hiệu thích hợp để chỉ ra hướng nhìn từ đâu sẽ giúp người đọc hình dung chính xác hơn về tiết diện được thể hiện.
4. Chọn tỉ lệ phù hợp
Tỉ lệ thể hiện tiết diện trong bản vẽ phải được chọn sao cho phù hợp với kích thước thực tế của vật thể. Tỉ lệ quá lớn có thể làm cho bản vẽ trở nên rối mắt, trong khi tỉ lệ quá nhỏ có thể làm mất đi các chi tiết quan trọng. Thông thường, tỉ lệ 1:1, 1:2 hoặc 1:5 thường được sử dụng trong các bản vẽ kỹ thuật.
5. Thể hiện đầy đủ các chi tiết kỹ thuật
Tiết diện không chỉ đơn thuần là một hình ảnh mà còn cần thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật như độ dày, loại vật liệu, các kết cấu liên kết, và các yếu tố khác ảnh hưởng đến chức năng của tiết diện. Các ghi chú cần được trình bày rõ ràng và dễ đọc.
6. Tuân thủ quy tắc vẽ kỹ thuật
Các quy tắc vẽ kỹ thuật như quy định về đường nét, màu sắc, độ dày của đường kẻ cũng cần phải được tuân thủ. Việc sử dụng các loại đường khác nhau (đường liền, đường đứt đoạn, đường mảnh) để thể hiện các chi tiết khác nhau giúp người đọc dễ dàng phân biệt và hiểu rõ hơn về bản vẽ.
7. Sắp xếp hợp lý các tiết diện
Các tiết diện nên được sắp xếp một cách hợp lý trên bản vẽ. Cần đảm bảo rằng không gian giữa các tiết diện đủ lớn để người đọc dễ dàng theo dõi và không bị rối. Việc bố trí hợp lý cũng giúp bản vẽ trở nên chuyên nghiệp và dễ nhìn hơn.
Việc thể hiện các tiết diện trong bản vẽ kỹ thuật là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác. Các nguyên tắc nêu trên không chỉ giúp đảm bảo chất lượng bản vẽ mà còn hỗ trợ các kỹ sư, kiến trúc sư và công nhân dễ dàng hiểu và thực hiện theo. Một bản vẽ kỹ thuật rõ ràng và chi tiết sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của dự án xây dựng.
8. Giới thiệu đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế & thi công uy tín
Tầm quan trọng của các đơn vị thi công là không thể phủ nhận, uy tín của họ sẽ đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho công trình của bạn. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công để đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cao tại nước ta. Do đó, việc tìm kiếm một đơn vị uy tín không phải là điều dễ dàng và đòi hỏi bạn phải dành thời gian tìm hiểu. Trong quá trình lựa chọn, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và đảm bảo rằng đơn vị đi cùng phải có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, có hợp đồng ký kết rõ ràng, chi phí minh bạch,... Để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú tự tin rằng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú với sứ mệnh cung cấp các giải pháp và dịch vụ tốt nhất, xây dựng cộng đồng thịnh vượng cùng khách hàng, Hưng Nghiệp Phú đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình thông qua sự hợp tác chân thành, với đội ngũ lãnh đạo có năng lực đạo đức, sáng tạo, chuyên môn cao và tầm nhìn chiến lược. Hưng Nghiệp Phú sở hữu đội ngũ nhân viên lành nghề, trình độ cao sẽ mang đến cho khách hàng những công nghệ chất lượng tốt nhất.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú - chuyên thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Chúng tôi mong muốn được đồng hành cùng khách hàng trong các dự án xây dựng cũng như các thủ tục liên tục như sơ đồ quy hoạch, xin giấy phép xây dựng, hoàn thiện thủ tục, xin cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy,... Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang có nhu cầu thiết kế, hoàn thiện thủ tục, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
>>> Xem thêm:
_____________________
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Facebook: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú (興業富)
Đường dây nóng: 1800.3368 (Miễn phí)
Trang web: xaydunghungnghiepphu.com
Gmail: kinhdoanh01@xaydunghungnghiepphu.com
Địa chỉ: Số 2034D, tổ 22, Ấp Phước Thái, P. Thái Hòa, TP. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
------
Nguồn: Tổng hợp từ Internet