KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ CẤU TẠO SÀN PANEN
Sàn Panen là một trong những loại sàn bê tông lắp ghép phổ biến được sử dụng trong xây dựng công trình hiện nay, đặc biệt là trong các công trình dân dụng và công nghiệp. Sàn Panen có nhiều ưu điểm nổi bật như tính linh hoạt trong lắp dựng, khả năng chịu lực tốt và tiết kiệm chi phí thi công. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm, phân loại và cấu tạo của sàn Panen, từ đó hiểu rõ hơn về ứng dụng của loại sàn này trong xây dựng.
1. Khái niệm sàn Panen
Sàn Panen là loại sàn bê tông lắp ghép, được chế tạo sẵn tại nhà máy theo một quy trình sản xuất chuẩn và được vận chuyển đến công trình để lắp ráp. Sàn này thường được làm từ bê tông cốt thép hoặc bê tông cốt thép đúc sẵn. Các tấm sàn Panen có thể có các kích thước và hình dạng khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật và thiết kế của công trình.
Điểm đặc biệt của sàn Panen là khả năng lắp ghép nhanh chóng, giúp giảm thiểu thời gian thi công tại công trường. Các tấm sàn được đúc sẵn với độ chính xác cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công và giảm thiểu sai sót trong quá trình xây dựng.
Panen là một loại vật liệu có sức chịu tải tốt, phù hợp cho mọi công trình xây dựng như nhà dân dụng, nhà cao tầng, nhà xưởng,…
Sàn panen là kết cấu gồm hệ thống dầm bêtông dự ứng lực PPB và gạch block (đã được sản xuất, đúc sẵn ngay bên trong nhà máy) được triển khai thi công theo phương pháp lắp ghép.
2. Phân loại và cấu tạo sàn panen
2.1 Sàn panen chữ U
Bản và sườn chịu lực được đúc thành một khối. Do đó sử dụng vật liệu tương đối tiết kiệm. Kích thước cơ bản thường dùng là: rộng 400 – 600 mm, dày 200 – 250 mm. Chiều cao của sườn phụ thuộc vào nhịp. Đối với nhịp thông thường (3000 – 4200 mm) thì sườn cao 150 – 200 mm. Khi nhịp 6000 mm thì sườn có thể cao 300 mm. Để tăng cường độ cứng cho panen và tiện cho việc gối lên tường, hai đầu panen nên đặc kín. Khi chiều rộng của bản lớn hơn 800 mm (tốt nhất là 500 – 700 mm) thì nên làm sườn gia cường để giảm bớt chiều dày của bản.
Có hai cách bố trí sàn panen chữ U:
-
Phần lõm hướng xuống dưới (hình a) như vậy mặt trên phẳng, có thể thi công trực tiếp lớp mặt sàn trên lớp kết cấu. Cách bố trí này hợp lý về phương diện chịu lực, nhưng trần không phẳng.
-
Panen chữ U dễ đục lỗ nên thích hợp với các loại tường có chứa nhiều đường ống như trong bếp, khu vệ sinh. Nếu yêu cầu trần phẳng cần phải cấu tạo trần treo.
-
-
Phần lõm hướng lên phía trên (hình b) như vậy phía dưới phẳng, còn phía trên làm thêm một lớp đệm bằng vật liệu nhẹ, sau đó thi công lớp mặt sàn bên trên.
-
Loại sàn này cách âm tốt và giá thành không cao.
-
2.2 Sàn panen hộp
Lỗ rỗng của panen có thể là hình chữ nhật, hình thang, hình tròn, hình bầu dục,…. Hiện nay người ta hay dùng hơn loại panen hộp thay cho sàn panen chữ U tuy có tốn vật liệu hơn, chế tạo phức tạp hơn. Sàn panen hộp có mặt dưới và trên đều phẳng nên không phải làm trần phức tạp, tính cách âm lại tốt hơn, do đó được dùng rộng rãi trong xây dựng các công trình dân dụng.
Nhịp của panen vào khoảng từ 3,0 đến 6,0 m, rộng 400 đến 600 mm, đặc biệt rộng 1200 – 1500 mm, đôi khi tới 1600 – 3000 mm. Chiều dày sườn panen 30 – 60 mm, bản phía trên dày 25 – 40 mm, phía dưới dày 20 – 25 mm. Hai đầu panen cần chèn gạch hoặc bêtông để tránh gẫy và dập đầu panen. Panen hộp không cần thông qua xử lý cũng cách âm không khí được, nhưng cách âm va chạm kém (các lỗ rỗng tạo thành vòm khi có va chạm sẽ tạo âm hưởng lớn).
Phương pháp khắc phục nhược điểm này là phủ lên trên một lớp vật liệu đàn hồi, sau đó mới thi công mặt sàn (lớp vật liệu đàn hồi có tác dụng làm giảm yếu năng lượng âm thanh truyền tới).
Bố trí panen sàn hộp
Kích thước phòng to nhỏ và quy cách panen có quan hệ lẫn nhau. Phải thiết kế sao cho quy cách panen ít loại nhất nhưng sử dụng được lặp lại nhiều nhất. Khi lắp panen sàn có hai khả năng xảy ra: hoặc vừa khít với kích thước phòng hoặc không vừa khít (thừa một khoảng trống rộng, hẹp tùy từng trường hợp cụ thể).
Để khắc phục khả năng xấu trên người ta thường dùng các cách sau:
-
Dùng hai loại panen để lắp sàn.
-
Dùng độ to nhỏ của mạch vữa để điều chỉnh.
Mạch vữa giữa hai panen phải từ 10 – 20 mm, có thể mở rộng mạch vữa để điều chỉnh nhưng không được rộng quá 20 mm. Nếu mạch vữa rộng quá phải đặt thêm cốt thép, đề phòng giảm yếu khả năng chịu lực của sàn. Xây tường nhô ra hay đổ toàn khối.
3. Cấu tạo mạch vữa giữa các panen
Với các phòng lớn có nhiều dầm, panen được gác lên dầm. Để đảm bảo độ cứng của sàn, hai đầu panen được liên kết với nhau theo phương pháp sau:
-
Liên kết đơn giản : Các panen giằng chéo với nhau theo hình chữ X bằng thép Ф6 sau đó đổ vữa chèn khe panen.
-
Liên kết toàn khối hóa : Áp dụng trong trường hợp panen gối lên dầm. Phương pháp cấu tạo như sau: đổ bêtông trên dầm đến độ cao gác panen sau khi lắp xong panen đặt thép giằng bổ sung giữa khe panen và dầm rồi tiến hành đổ bêtông tiếp. Phương pháp này làm cho tính chất làm việc toàn khối của nhà tăng lên (độ cứng độ ổn định của sàn và độ cứng chung của nhà tốt), nhưng thi công phức tạp.
Mạch vữa cạnh panen
Mạch vữa sẽ co ngót, tải trọng tác dụng không đều nhau có thể dẫn đến các panen di động phá hoại lớp vữa trần, do đó phải chú ý xử lý liên kết hai bên cạnh panen.
-
Mạch vữa hình chữ V chế tạo đơn giản, chèn khe panen đơn giản, nhưng dễ sinh nứt.
-
Mạch vữa hình chữ U phía trên mạch rộng để dễ chèn khe panen, nhưng vẫn đễ sinh nứt.
-
Mạch vữa lồi lõm chống nứt tốt song cũng chưa triệt để, nên dùng vữa có khả năng giãn nở.
4. Giới thiệu đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế & thi công uy tín
Tầm quan trọng của các đơn vị thi công là không thể phủ nhận, uy tín của họ sẽ đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho công trình của bạn. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công để đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cao tại nước ta. Do đó, việc tìm kiếm một đơn vị uy tín không phải là điều dễ dàng và đòi hỏi bạn phải dành thời gian tìm hiểu. Trong quá trình lựa chọn, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và đảm bảo rằng đơn vị đi cùng phải có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, có hợp đồng ký kết rõ ràng, chi phí minh bạch,... Để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú tự tin rằng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú với sứ mệnh cung cấp các giải pháp và dịch vụ tốt nhất, xây dựng cộng đồng thịnh vượng cùng khách hàng, Hưng Nghiệp Phú đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình thông qua sự hợp tác chân thành, với đội ngũ lãnh đạo có năng lực đạo đức, sáng tạo, chuyên môn cao và tầm nhìn chiến lược. Hưng Nghiệp Phú sở hữu đội ngũ nhân viên lành nghề, trình độ cao sẽ mang đến cho khách hàng những công nghệ chất lượng tốt nhất.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú - chuyên thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Chúng tôi mong muốn được đồng hành cùng khách hàng trong các dự án xây dựng cũng như các thủ tục liên tục như sơ đồ quy hoạch, xin giấy phép xây dựng, hoàn thiện thủ tục, xin cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy,... Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang có nhu cầu thiết kế, hoàn thiện thủ tục, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
>>> Xem thêm:
_____________________
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Facebook: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú (興業富)
Đường dây nóng: 1800.3368 (Miễn phí)
Trang web: xaydunghungnghiepphu.com
Gmail: kinhdoanh01@xaydunghungnghiepphu.com
Địa chỉ: Số 2034D, tổ 22, Ấp Phước Thái, P. Thái Hòa, TP.Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
------
Nguồn: Tổng hợp từ Internet