KẾT CẤU TƯỜNG CHỊU LỰC & KHUNG CHỊU LỰC NHÀ DÂN DỤNG
Kết cấu tường chịu lực là kết cấu trong đó mọi tải trọng của sàn, lực dọc thẳng đứng cũng như lực ngang đều truyền vào trường và qua đó truyền xuống móng. Sơ đồ chịu lực giống như một cái hộp mà tường là thành đứng và sàn là các thành nằm ngang. Độ cứng không gian của hệ sườn do những liên kết giữa tường và sàn bảo đảm. Độ ổn của công trình phụ thuộc độ ổn định của bản thân tường, độ cứng của sàn và độ cứng của các mối liên kết giữa tường và sàn.
Kếu cấu tường chịu lực kém hơn kết cấu khung chịu lực. Kết cấu tường chịu lực chỉ thích hợp cho những công trình dân dụng có không gian nhỏ và số tầng không quá 5 tầng, tải trọng nhẹ.
1. Kết cấu tường chịu lực
Kết cấu tường chịu lực là loại kết cấu trong đó tường đảm nhận vai trò chịu tải trọng của công trình, bao gồm cả tải trọng đứng (tải trọng từ mái, tầng trên) và tải trọng ngang (tải trọng do gió, động đất). Tường chịu lực thường được làm bằng bê tông cốt thép, gạch, hoặc gạch xây có gia cường với thép, và các tấm vách bê tông đúc sẵn.
Dựa theo sự làm việc của từng loại tường mà người ta chi ra các loại sơ đồ sau :
1.1 Kết cấu tường ngang chịu lực
Tường ngang chịu lực thường được áp dụng cho các nhà có phòng đồng đều và chiều rộng của gian nhỏ (gian không rộng quá 4.2m).
Ưu điểm:
-
Kết cấu và thi công đơn giản, thích hợp với điều kiện bán cơ giới.
-
Độ cứng ngang nhà lớn, chống gió bão tốt.
-
Thông gió và cách âm cho các phòng tốt.
Nhược điểm:
-
Tốn vật liệu tường và móng, trọng lượng nhà lớn.
-
Không tận dụng được khả năng chịu lực của tường chu vi.
-
Các phòng đơn điệu, gò bó, cứng nhắc.
1.2 Kết cấu tường dọc chịu lực
Được áp dụng trong những ngôi nhà cần tận dụng sự làm việc của tường chu vi, nhà có không gian nông, cần bố trí linh hoạt như bệnh viện, trường học.
Ưu điểm:
-
Tốn ít vật liệu tường, móng.
-
Tiết kiệm không gian.
-
Dễ bố trí linh hoạt không gian bên trong.
-
Cấu tạo ban công, ô văng dễ.
Nhược điểm:
-
Khó giải quyết thông gió xuyên phòng cho tất cả các phòng.
-
Độ cứng ngang của nhà nhỏ.
-
Độ cách âm của phòng kém.
-
Khó tạo lô gia cho các phòng.
-
Khó tổ hợp mặt đứng.
Khi áp dụng kết cấu tường dọc chịu lực cần hết sức chú ý bảo đảm độ cứng ngang cho nhà. Muốn vậy cần chú ý cấu tạo giằng tường, lợi dụng tường chịu lực của tầng cầu thang và cứ một khoảng độ 20m nên cấu tạo một tường ngang nối liền các tường dọc.
Để tiết kiệm vật liệu và lợi dụng không gian hơn nữa, người ta thường thay tường dọc bên trong thành các hàng cột trên gác dầm hay giằng liên kết (khung khuyết).
1.3 Tường ngang kết hợp tường dọc chịu lực
Sơ đồ này thường gặp ở các nhà cao tầng. Giải pháp này cho phép bố trí các phòng linh hoạt, song còn lãng phí tường móng và không gian.
Phía đầu gió thường giải quyết theo sơ đồ tường ngang chịu lực dùng để bố trí phòng ở. Phía cuối gió theo kiểu tường dọc chịu lực dùng để bố trí các phòng phụ như nhà bếp, nhà vệ sinh, cầu thang, kho,…
Ở đây cũng cần chú ý độ cứng ngang nếu như sàn ở phần tường dọc chịu lực là lắp ghép. Có thể giải quyết bằng cách từng đoạn có cấu tạo giằng ngang.
Loại sườn tường chịu lực không chỉ có áp dụng cho tường xây bằng gạch mà còn cả tường bê tông, bê tông cốt thép và có thể cấu tạo toàn khối hoặc lắp ghép (nhà panen hay block).
2. Kết cấu khung chịu lực
Khung chịu lực là hệ thống kết cấu bao gồm các dầm, cột và các thanh chịu lực giúp truyền tải trọng từ mái nhà hoặc tầng trên xuống nền móng. Trong khung chịu lực, dầm và cột có vai trò quan trọng trong việc phân bổ và truyền tải tải trọng, trong khi các vách tường có thể là không chịu lực hoặc chỉ có vai trò bao che.
2.1 Kết cấu khung ngang chịu lực
Là loại khung mà dầm chính của nó nằm trên khung ngang của nhà. Đặc điểm của sơ đồ này là có độ cứng chung lớn vì thế áp dụng rất hợp lý cho những khung nhà cao tầng các nhà xưởng công nghiệp.
Sơ đồ khung ngang chịu lực cũng rất hay dùng cho trường hợp khi cần cấu tạo những hành lang hay lô gia kiểu côngxon (do dầm mút thừa đỡ).
Nhịp hay khẩu độ của khung ngang thông thường từ 6 – 9m đối với nhà dân dụng, bước khung 3,6 – 7m cho các nhà bê tông cốt thép phổ biến. Tùy theo tính chất mối liên kết giữa dầm chính với cột và cột với móng mà người ta phần biệt khung cứng và khung khớp.
Khung cứng áp dụng cho trường hợp đất đồng nhất, lún đều, nhà chịu tải trọng lớn, cao tầng. Khung khớp áp dụng cho nhà xây trên nền đất không đồng nhất, có độ lún không đều.
2.2 Khung dọc chịu lực
Khung dọc chịu lực có dầm chính dọc theo chiều dài nhà. So với khung ngang thì độ cứng của nhà kém hơn, nhất là về phương ngang của nhà. Sơ đồ này chỉ phù hợp với các loại nhà có khẩu độ hẹp hơn 6m.
Rất hay gặp trong các nhà khung panen lắp ghép hai khẩu độ với lưới cột 6 x 6m (trường học, bệnh viện,…) với số tầng không lớn lắm (dưới 5 tầng). Để đảm bảo độ cứng ngang cho nhà thường phải làm thêm dầm phụ hay lợi dụng sống đứng của panen liên kết chặt chẽ với dầm và cột.
Ưu điểm của sơ đồ này là tốn ít vật liệu, dễ cấu tạo ô văng, ban công dễ bố trí phòng linh hoạt, dễ đặt đường ống đứng xuyên qua sàn. Thuộc loại khung dọc cũng có khung cứng và khung khớp tùy theo đặc điểm của mối liên kết giữa cột với dầm chính và giữa cột với đất hay móng.
2.3 Khung cuốn chịu lực
Là loại khung ngang mà trong đó dầm khung là một thanh cong, có thể có cột hay không cột.
3. So sánh kết cấu tường chịu lực và khung chịu lực
Chi phí thi công
-
Tường chịu lực: Chi phí thi công thấp hơn vì thiết kế đơn giản, chỉ cần thi công tường và ít sử dụng các kết cấu phụ trợ như cột hay dầm chịu lực.
-
Khung chịu lực: Chi phí thi công cao hơn do yêu cầu thiết kế phức tạp, sử dụng nhiều vật liệu chịu lực như cột, dầm, và bê tông cốt thép, thép.
Linh hoạt trong thiết kế không gian
-
Tường chịu lực: Giới hạn không gian sử dụng vì các tường chịu lực thường phải dày và cố định, khó thay đổi bố trí không gian trong tương lai.
-
Khung chịu lực: Linh hoạt hơn trong thiết kế không gian, dễ dàng thay đổi và tùy chỉnh các không gian theo yêu cầu. Tường bao che có thể sử dụng vật liệu nhẹ hoặc kính.
Tính ổn định và độ bền
-
Tường chịu lực: Cung cấp độ ổn định cao và khả năng chịu tải trọng tốt, đặc biệt trong các công trình thấp tầng. Tuy nhiên, nếu không được thiết kế chính xác, tường có thể gặp vấn đề khi chịu tải trọng lớn.
-
Khung chịu lực: Đảm bảo tính ổn định cao hơn trong các công trình có diện tích lớn hoặc yêu cầu khối lượng tải trọng cao. Khung chịu lực có thể chịu được tải trọng lớn và có độ bền tốt nếu thiết kế và thi công đúng cách.
Ứng dụng
-
Kết cấu tường chịu lực: Phù hợp với các công trình nhà ở dân dụng một tầng hoặc ít tầng, nơi không gian sử dụng hạn chế và chi phí xây dựng cần tiết kiệm. Ví dụ: nhà phố, nhà cấp 4, công trình quy mô nhỏ.
-
Khung chịu lực: Thường được sử dụng trong các công trình có yêu cầu về không gian mở rộng, linh hoạt và chịu tải trọng lớn như các tòa nhà cao tầng, nhà ở hiện đại, khu căn hộ chung cư hoặc các công trình công nghiệp. Khung chịu lực mang lại nhiều sự lựa chọn hơn trong thiết kế và tiện ích cho người sử dụng.
4. Ứng dụng của hai loại kết cấu trong nhà dân dụng
Kết cấu tường chịu lực:
-
Nhà ở cấp thấp và trung bình: Tường chịu lực thường được áp dụng trong các công trình có quy mô nhỏ, nhà ở cấp 4, nhà phố hoặc các công trình một tầng. Do tường chịu lực mang lại độ vững chắc cao và chi phí thi công thấp, rất thích hợp với các khu vực có diện tích nhỏ hoặc ngân sách xây dựng hạn chế.
-
Nhà ở có yêu cầu độ bền cao nhưng không gian hạn chế: Các tường chịu lực có thể được sử dụng để tạo nên sự ổn định lâu dài cho các công trình nhà ở thấp tầng. Tuy nhiên, thiết kế này không mang lại tính linh hoạt về không gian sử dụng.
Khung chịu lực:
-
Các công trình cao tầng và lớn: Các tòa nhà cao tầng, nhà chung cư, văn phòng và các công trình đòi hỏi khả năng chịu lực lớn thường sử dụng khung chịu lực. Đặc biệt, với các công trình có diện tích rộng, yêu cầu về không gian mở, khung chịu lực rất phù hợp.
-
Nhà ở hiện đại, khu đô thị: Các nhà phố, biệt thự, hoặc những công trình có yêu cầu về tính thẩm mỹ cao và sự linh hoạt trong thiết kế thường ưu tiên khung chịu lực. Các thiết kế này cho phép thay đổi không gian dễ dàng mà không ảnh hưởng đến cấu trúc chính của công trình.
Mỗi loại kết cấu đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn kết cấu tường chịu lực hay khung chịu lực phụ thuộc vào yêu cầu của công trình, diện tích, ngân sách và mục đích sử dụng. Kết cấu tường chịu lực thích hợp cho các công trình nhỏ, ít tầng với chi phí xây dựng thấp, trong khi khung chịu lực lại phù hợp với các công trình lớn, yêu cầu linh hoạt về không gian và chịu tải trọng lớn.
5. Giới thiệu đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế & thi công uy tín
Tầm quan trọng của các đơn vị thi công là không thể phủ nhận, uy tín của họ sẽ đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho công trình của bạn. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công để đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cao tại nước ta. Do đó, việc tìm kiếm một đơn vị uy tín không phải là điều dễ dàng và đòi hỏi bạn phải dành thời gian tìm hiểu. Trong quá trình lựa chọn, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và đảm bảo rằng đơn vị đi cùng phải có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, có hợp đồng ký kết rõ ràng, chi phí minh bạch,... Để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú tự tin rằng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú với sứ mệnh cung cấp các giải pháp và dịch vụ tốt nhất, xây dựng cộng đồng thịnh vượng cùng khách hàng, Hưng Nghiệp Phú đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình thông qua sự hợp tác chân thành, với đội ngũ lãnh đạo có năng lực đạo đức, sáng tạo, chuyên môn cao và tầm nhìn chiến lược. Hưng Nghiệp Phú sở hữu đội ngũ nhân viên lành nghề, trình độ cao sẽ mang đến cho khách hàng những công nghệ chất lượng tốt nhất.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú - chuyên thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Chúng tôi mong muốn được đồng hành cùng khách hàng trong các dự án xây dựng cũng như các thủ tục liên tục như sơ đồ quy hoạch, xin giấy phép xây dựng, hoàn thiện thủ tục, xin cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy,... Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang có nhu cầu thiết kế, hoàn thiện thủ tục, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
>>> Xem thêm:
_____________________
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Facebook: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú (興業富)
Đường dây nóng: 1800.3368 (Miễn phí)
Trang web: xaydunghungnghiepphu.com
Gmail: kinhdoanh01@xaydunghungnghiepphu.com
Địa chỉ: Số 2034D, tổ 22, Ấp Phước Thái, P. Thái Hòa, TP.Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
------
Nguồn: Tổng hợp từ Internet