HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG LẮP ĐẶT THÉP SÀN
Trong công trình xây dựng việc thi công bố trí lắp đặt kết cấu thép sàn như thế nào là rất quan trọng bởi vì trong kết cấu xây dựng nhà ở thì sàn thép chính là kết cấu chịu tải trọng trực tiếp trong quá trình sử dụng. Trong đó, sàn sẽ được hệ thống dầm đỡ, bên cạnh đó dầm sẽ liên quan đến cột và móng. Vì vậy, cách thi công thép sàn cũng như cách bố trí thép sàn như thế nào là rất quan trọng.
1. Chuẩn bị trước khi thi công lắp đặt thép sàn
Trước khi tiến hành lắp đặt thép sàn, công trường cần được chuẩn bị kỹ càng để đảm bảo quá trình thi công diễn ra thuận lợi và hiệu quả:
1.1. Kiểm tra bản vẽ thiết kế
-
Bản vẽ thiết kế sàn cần được kiểm tra kỹ lưỡng để xác định rõ loại thép, đường kính thép, số lượng thép cần sử dụng và các vị trí bố trí thép cụ thể (thép chủ, thép cắt, thép đai, v.v).
-
Xác định kích thước và chiều dày của sàn, để từ đó tính toán lượng thép cần thiết.
1.1. Chuẩn bị vật liệu
-
Thép xây dựng: Lựa chọn thép có chất lượng tốt, đúng loại, đường kính và chiều dài theo yêu cầu thiết kế. Thép phải đạt tiêu chuẩn chất lượng (thép CT3, thép mạ kẽm, thép cuộn, thép thanh rằn...).
-
Bó thép: Dùng để buộc thép lại với nhau. Bó thép cần chắc chắn để các thanh thép không bị xê dịch trong quá trình thi công.
-
Dụng cụ thi công: Máy cắt thép, máy uốn thép, kìm bấm, thước đo, dụng cụ buộc thép, đinh thép, giàn giáo, v.v.
1.3. Xử lý mặt bằng
-
Mặt bằng thi công cần được dọn dẹp sạch sẽ, không có vật cản hay tạp chất để thuận tiện cho việc lắp đặt thép và đổ bê tông.
-
Đảm bảo mặt sàn bằng phẳng, không có sự lún nứt hoặc vật cản trong quá trình thi công.
2. Hướng dẫn thi công lắp đặt thép sàn và kỹ thuật đan sắt sàn
Để thi công thép sàn và đan sắt sàn làm sao cho chuẩn hãy cùng tham khảo qua các bước sau:
Đầu tiên, chúng ta cần biết thép sàn có 2 loại chính đó là: Thép momen âm và thép momen dương. Chúng ta có thể phân biệt 2 loại này như sau:
-
Cốt thép chịu momen âm được bố trí phía trên của bản.
-
Cốt thép chịu momen dương được bố trí phía dưới của bản.
Đối với những bản sàn (ví dụ sàn dày 100) đường kính lớn nhất của thép trong sàn là 1/10 của bản sàn. Như vậy đối với những loại sàn dày tới 150 thì đường kính lớn nhất cho phép là 15 thì nên sử dụng những cây thép 12 là đạt yêu cầu chống nứt.
Nếu bạn muốn bô sàn thì thực hiện theo các bước sau đây:
-
Bước 1: Đầu tiên chúng ta cần bô thép ở dưới trước và bô theo cạnh ngắn trước. Sau đó mới bô thép lớp dưới theo chiều cạnh dài. Chiều dài neo được tính từ mép dầm và móc xuống các thép.
-
Bước 2: Sau khi xong ta sẽ bắt đầu bô thép gối (thép chịu momen âm). Chiều dài neo của thép gối bắt đầu tính từ mép dầm cho đến hết chiều dài của thép phải đủ kích thước quy định (Ví dụ: Khoảng 35D).
-
Bước 3: Khi đã bô thép gối xong thì bạn cần phải có thép cấu tạo để giữ khung. Thường sử dụng Ø8 A200 hoặc A300 đều được.
-
Bước 4: Cần sử dụng các cục kê để tạo lớp bảo vệ bê tông sàn. Cục kê này có thể là đá hoa cương hoặc đá 1 2 có độ dày từ 2,5cm – 3 cm.
-
Bước 5: Ở vị trí 2 thép gối chồng nhau vẫn phải đi đủ (bắt buộc phải có, không được bỏ). Ở giai đoạn này, các thép ở phương ngắn sẽ nằm ở trên.
-
Bước 6: Đối với các thép mũ nên sử dụng Ø10 trở lên không nên sử dụng Ø6, Ø8 vì khi đổ bê tông vật liệu và người dẫm lên sẽ làm mất chiều cao làm việc của thép gối (sẽ bị lún xuống).
3. Cách thi công bố trí thép sàn
Hiện nay bố trí sàn kết cấu thép toàn khối nhận được rất nhiều sự quan tâm. Vì cách bố trí này đảm bảo được chất lượng cho công trình thi công.
Với 2 cách để bố trí như sau:
-
Bố trí thép sàn 1 phương: Phương pháp này được hiểu là dạng sàn chịu uốn theo 1 phương nhất định hoặc có thể uốn theo 2 phương nhưng độ uốn của phương còn lại rất nhỏ. Cách làm này có thể để kê lên tường hoặc đổ liền khối với dầm. Tuy nhiên, chỉ <= 2 cạnh đối diện.
-
Bố trí thép sàn 2 phương: Sàn 2 phương là một dạng được uốn theo 2 phương không có bên nào chịu độ uốn rất nhỏ. Cách bố trí cũng giống như sàn 1 phương nhưng các liên kết với dầm sẽ >= 2 cạnh liền kề.
-
Bố trí thép sàn cần lưu ý các điều sau:
-
Xác định nội lực của sàn để có thể chọn cách bố trí phù hợp. Bố trí thép sàn 2 phương hoặc 1 phương.
-
Sử dụng các phương pháp xem nội lực của nhà một cách tốt nhất để không bị ảnh hưởng để cả quy trình thi công. Bạn nên áp dụng các phần mềm lập trình mới hiện nay như Safe, Etabs,… Để phân tích nội lực kể cả những ô phức tạp nhất.
4. Lưu ý quan trọng khi thi công lắp đặt thép sàn
- Kiểm tra chất lượng thép: Thép sử dụng phải đảm bảo đúng chất lượng, đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật của công trình. Thép không bị gỉ sét, bề mặt sạch sẽ và không có vết nứt, biến dạng.
- Khoảng cách giữa các thanh thép: Khoảng cách giữa các thanh thép phải tuân thủ theo bản vẽ thiết kế. Việc sắp xếp thép quá dày hoặc quá thưa sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của sàn.
- Đảm bảo kỹ thuật buộc thép: Các điểm buộc thép phải được thực hiện chính xác, đảm bảo không có điểm nào bị lỏng lẻo hoặc thiếu kết nối. Dây buộc thép phải chắc chắn, không có sự đứt gãy trong quá trình thi công.
- Kiểm tra sau khi thi công: Sau khi thi công xong, tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống thép trước khi đổ bê tông. Đảm bảo rằng các thanh thép không bị lệch, không có mối nối chưa được buộc chặt.
Lắp đặt thép sàn là một bước quan trọng trong quá trình thi công công trình bê tông cốt thép. Thực hiện đúng kỹ thuật không chỉ giúp đảm bảo độ bền vững của kết cấu mà còn góp phần nâng cao hiệu quả thi công. Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thi công là yếu tố quyết định đến sự thành công của công trình, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho chủ đầu tư.
5. Giới thiệu đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế & thi công uy tín
Tầm quan trọng của các đơn vị thi công là không thể phủ nhận, uy tín của họ sẽ đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho công trình của bạn. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công để đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cao tại nước ta. Do đó, việc tìm kiếm một đơn vị uy tín không phải là điều dễ dàng và đòi hỏi bạn phải dành thời gian tìm hiểu. Trong quá trình lựa chọn, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và đảm bảo rằng đơn vị đi cùng phải có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, có hợp đồng ký kết rõ ràng, chi phí minh bạch,... Để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú tự tin rằng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú với sứ mệnh cung cấp các giải pháp và dịch vụ tốt nhất, xây dựng cộng đồng thịnh vượng cùng khách hàng, Hưng Nghiệp Phú đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình thông qua sự hợp tác chân thành, với đội ngũ lãnh đạo có năng lực đạo đức, sáng tạo, chuyên môn cao và tầm nhìn chiến lược. Hưng Nghiệp Phú sở hữu đội ngũ nhân viên lành nghề, trình độ cao sẽ mang đến cho khách hàng những công nghệ chất lượng tốt nhất.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú - chuyên thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Chúng tôi mong muốn được đồng hành cùng khách hàng trong các dự án xây dựng cũng như các thủ tục liên tục như sơ đồ quy hoạch, xin giấy phép xây dựng, hoàn thiện thủ tục, xin cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy,... Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang có nhu cầu thiết kế, hoàn thiện thủ tục, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
>>> Xem thêm:
_____________________
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Facebook: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú (興業富)
Đường dây nóng: 1800.3368 (Miễn phí)
Trang web: xaydunghungnghiepphu.com
Gmail: kinhdoanh01@xaydunghungnghiepphu.com
Địa chỉ: Số 2034D, tổ 22, Ấp Phước Thái, P. Thái Hòa, TP.Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
------
Nguồn: Tổng hợp từ Internet