CẤU TRÚC LỐI THOÁT HIỂM AN TOÀN TRONG KHÁCH SẠN VÀ VĂN PHÒNG
Lối thoát hiểm trong khách sạn và văn phòng là mạng lưới các phương tiện và cơ sở vật chất được thiết kế trong những công trình xây dựng nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, như cháy nổ, động đất hay các tình huống nguy hiểm khác. Thiết kế, xây dựng lối thoát hiểm cần phải tuân thủ các quy định do Nhà nước ban hành nhằm đảm bảo độ chính xác nhất. Để hiểu rõ hơn về các quy định và cấu trúc thiết kế hệ thống thoát hiểm, cùng Hưng Nghiệp Phú tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.
1. Quy định lối thoát hiểm trong khách sạn và văn phòng
Các quy định về lối thoát hiểm được đưa ra để đảm bảo rằng mọi người có thể nhanh chóng rời khỏi tòa nhà trong trường hợp khẩn cấp. Dưới đây là một số quy định về lối thoát hiểm trong khách sạn và văn phòng:
Quy định cơ bản về lối thoát hiểm trong khách sạn và văn phòng
Lối thoát hiểm trong khách sạn và văn phòng phải đảm bảo các điều kiện sau:
-
Đối với gian phòng tầng 1: Lối thoát hiểm cần dẫn trực tiếp ra ngoài, ra hành lang, tiền sảnh/phòng chờ, buồng thang bộ, qua hành lang và tiền sảnh, qua hành lang và buồng thang bộ.
-
Đối với gian phòng ở tầng khác trừ tầng 1: Lối thoát hiểm phải dẫn ra trực tiếp buồng thang bộ loại ba, phòng chờ có lối ra trực tiếp đến buồng thang bộ loại ba,…
-
Đối với những gian phòng hạng A hoặc B: Lối thoát hiểm sẽ dẫn tới gian phòng kỹ thuật dành cho phòng hạng A, B và không có người làm việc.
Quy định về khu vực bố trí lối thoát hiểm trong khách sạn, văn phòng
Đối với khách sạn và văn phòng, các lối thoát hiểm cần được bố trí phân tán. Đồng thời, đặt lối thoát hiểm trong khách sạn và văn phòng cũng cần tính toán khả năng thoát nạn trong trường hợp một trong các lối thoát hiểm bị chặn, không thể sử dụng. Khi đó, những lối thoát hiểm còn lại cần đảm bảo việc di chuyển an toàn cho người và nhân viên.
Về kỹ thuật, trong trường hợp khách sạn và văn phòng có 2 lối thoát hiểm thì cách tính toán khu vực phân bổ như sau:
-
Khoảng cách giữa hai lối thoát hiểm phải cách nhau lớn hơn hay bằng một nửa chiều dài đường chéo lớn nhất của mặt bằng sàn nhà xưởng.
-
Khoảng cách giữa hai lối thoát hiểm trong văn phòng và khách sạn là đường thẳng nối hai cạnh gần nhất của chúng.
Quy định về số lượng lối thoát hiểm cho khách sạn và văn phòng
Theo quy định, số lượng lối thoát hiểm cho khách sạn và văn phòng không được ít hơn 2. Tuy nhiên, tùy thuộc một số yếu tố mà chủ đầu tư có thể cân nhắc số lượng theo đúng quy định, bao gồm các yếu tố:
-
Số lượng người và quy mô khách sạn và văn phòng.
-
Số lượng người nhiều nhất có thể đi qua lối thoát hiểm.
-
Khoảng cách từ khu vực người làm việc xa nhất đến lối thoát hiểm gần nhất.
Quy định về kích thước lối thoát hiểm cho khách sạn và văn phòng
Để bảo đảm an toàn tối đa cho người dùng, QCVN 06:2021/BXD cũng quy định về kích thước của cửa thoát hiểm như sau:
-
Chiều cao thông thủy: Từ 1.9 m trở lên.
-
Chiều rộng thông thủy:
-
1.2m: Đối với những gian phòng F1.1 (người thoát nạn lớn hơn 15), gian phòng có nguy hiểm cháy (người thoát nạn lớn hơn 50).
-
0.8m: Với trường hợp còn lại.
-
Ngoài ra, chiều cao và chiều rộng của cửa thoát hiểm của khách sạn và văn phòng phải đảm bảo đủ cho việc vận chuyển cáng tải khi có người nằm trên.
Trong trường hợp chuyển nhượng văn phòng, bên mua/nhận chuyển nhượng cần đánh giá lại thiết kế và xây dựng lối thoát hiểm để đảm bảo chúng vẫn đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả. Nếu cần thiết, các chủ đầu tư mới có thể điều chỉnh hay cải tạo lối thoát hiểm nhằm tối ưu hóa tính năng và bảo đảm an toàn cho người lao động.
2. Cấu trúc lối thoát hiểm an toàn trong văn phòng
Cấu trúc lối thoát hiểm an toàn trong văn phòng và khách sạn sẽ gồm những hạng mục chính sau:
Buồng thang, hành lang, cầu thang thoát hiểm
Buồng thang, hành lang và cầu thang thoát hiểm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong những tòa nhà văn phòng, khách sạn. Không chỉ phục vụ trong việc di chuyển thông thường mà còn là lối thoát an toàn cho các tình huống khẩn cấp. Các khu vực này được thiết kế với mục đích sơ tán hiệu quả và nhanh chóng khi có sự cố xảy ra. Những loại cầu thang và buồng thang thoát hiểm có thể được phân chia như sau:
Các loại cầu thang bộ:
-
Loại 1: Thang nằm trong nhà, trong buồng thang kín.
-
Loại 2: Thang nằm trong nhà, không có buồng thang.
-
Loại 3: Thang nằm ngoài nhà, không có buồng thang.
Các loại buồng thang thông thường:
-
L1: Buồng thang có cửa thông gió hay kính trên mỗi tầng.
-
L2: Buồng thang được chiếu sáng tự nhiên qua những cửa sổ hoặc kính trên mái.
Các loại buồng thang thoát hiểm không nhiễm khói:
-
N1: Lối vào buồng thang bộ từ mỗi tầng qua khoảng không ngoài trời, không bị nhiễm khói.
-
N2: Buồng thang bộ có áp suất không khí cao hơn bên ngoài khi có cháy.
-
N3: Lối vào buồng thang bộ qua khoang đệm có áp suất không khí dương.
Những quy định về thiết kế hành lang, buồng thang và cầu thang thoát hiểm có thể tham khảo trong tiêu chuẩn "QCVN 06:2022/BXD - An toàn cháy cho nhà và công trình".
Cửa có khả năng chống cháy
Cửa chống cháy giúp ngăn khói và lửa lan rộng, bảo vệ không gian trong khách sạn và tòa nhà văn phòng. Các loại cửa phổ biến:
-
Cửa thép vân gỗ: Được làm từ thép mạ điện, vỏ ngoài được sơn tĩnh điện vân gỗ, lõi giấy tổ ong hay bông thủy tinh, thời gian chống cháy từ 60 đến 120 phút.
-
Cửa thép chống cháy: Thép dày từ 0,8 đến 1,5mm, lõi chống cháy từ giấy tổ ong hay bông thủy tinh, khả năng chống cháy từ 60 đến 120 phút.
-
Cửa inox chống cháy: Inox tấm dày 0,8-1,5mm, lõi chống cháy làm từ giấy tổ ong hoặc bông thủy tinh, thời gian chống cháy lên tới 180 phút.
Đèn báo Exit
Đèn exit (đèn dẫn lối thoát hiểm) là một thiết bị quan trọng khi lối thoát hiểm trong khách sạn và văn phòng, giúp chỉ dẫn lối thoát hiểm trong các tình huống khẩn cấp.
Theo TCVN 3890:2009, đèn exit cần có nguồn điện dự phòng, hoạt động ít nhất 2 giờ. Chữ "LỐI RA" hay "EXIT" phải hiển thị rõ ràng từ khoảng cách tối thiểu 30 mét trong điều kiện chiếu sáng bình thường hay khi xảy ra sự cố.
Đèn exit cần được lắp đặt tại những vị trí quan trọng như:
-
Cửa ra lối thoát hiểm.
-
Hành lang.
-
Ban công.
-
Cầu thang
-
Các lối đi dẫn ra khu vực thoát hiểm.
Đèn phòng sự cố
Đèn sự cố là thiết bị chiếu sáng khẩn cấp dùng nguồn điện dự trữ khi mất điện, trong những tòa nhà văn phòng. Có hai loại đèn sự cố:
-
Đèn ánh sáng trắng: Được sử dụng tại khu vực làm việc, học tập.
-
Đèn ánh sáng vàng: Lắp tại lối thoát hiểm, hành lang, giúp nhìn rõ trong khói đen khi có hỏa hoạn.
Theo TCVN 3890:2009 và TCVN 7722-2-22:2013, đèn sự cố cần hoạt động tối thiểu 2 giờ, với cường độ chiếu sáng trung bình là 10lux, không thấp hơn 1lux trên đường thoát hiểm. Thiết kế đạt chuẩn sẽ giúp nâng cao an toàn và chất lượng không gian làm việc.
3. Các phương án thiết kế lối thoát hiểm trong khách sạn
Ngoài những yêu cầu về mặt thẩm mỹ thì không gian nhà khách sạn cũng cần đáp ứng được các yếu tố về an toàn cho người sử dụng. Dưới đây, Hưng Nghiệp Phú sẽ giới thiệu tới bạn những lối thoát hiểm trong khách sạn phổ biến hiện nay.
Biến hóa ban công thành lối thoát hiểm trong khách sạn
Một trong những lối thoát hiểm hữu hiệu trong khách sạn là ban công hoặc lô gia. Không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cho khách sạn của bạn mà ban công, lô gia là nơi thoát hiểm hữu hiệu khi xảy ra trường hợp khẩn cấp.
Trong trường hợp xấu nhất nếu xảy ra hỏa hoạn, ban công, lô gia sẽ là nơi thông thoáng có thể giúp bạn duy trì sự sống để chờ cứu hộ. Do đó, khi xây dựng khách sạn bạn nên lưu ý thiết kế khách sạn có ban công, lô gia.
Thiết kế sân thượng và giếng trời làm nơi thoát hiểm
Phần sân thượng được coi như là một trong những lối thoát hiểm trong khách sạn Gia chủ sẽ chạy lên sân thượng khi xảy ra hỏa hoạn, nhờ sự giúp đỡ của mọi người.
Bố trí cầu thang thoát hiểm lên tầng mái
Một số khách sạn có sàn mái được làm phẳng để đặt bể nước mái và thường có thang kỹ thuật từ sân thượng hoặc khu vực nào đó lên mái. Đây cũng là lối thoát hiểm quan trọng. Nhưng để dễ dàng thoát hiểm, cầu thang kỹ thuật này cần được thiết kế thuận tiện cho việc sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
4. Những lưu ý quan trọng khi thiết kế và sử dụng lối thoát hiểm an toàn trong văn phòng và khách sạn
Khi thiết kế và bố trí lối thoát hiểm cho khách sạn ngay từ giai đoạn đầu của quá trình xây dựng nhà. Việc này giúp đảm bảo lối thoát hiểm phù hợp với cấu trúc tổng thể của tòa nhà và đáp ứng các yêu cầu an toàn. Thiết kế hợp lý ngay từ đầu còn giúp tối ưu không gian và đảm bảo mọi khu vực trong khách sạn, văn phòng đều có lối thoát hiểm dễ dàng tiếp cận.
-
Hướng dẫn sử dụng cho mọi người: Mỗi thành viên trong gia đình, trong văn phòng, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi, cần được hướng dẫn cách sử dụng lối thoát hiểm chính xác.Khi hiểu rõ cách mở cửa thoát hiểm, sử dụng cầu thang thoát hiểm và những quy trình thoát hiểm sẽ giúp họ di chuyển nhanh chóng và an toàn khi có sự cố xảy ra. Định kỳ thực hiện các buổi huấn luyện hay thực hành thoát hiểm là biện pháp cần thiết để nâng cao khả năng phản ứng nhanh của mọi người trong tình huống khẩn cấp.
-
Không để vật cản: Lối thoát hiểm trong khách sạn và văn phòng cần phải luôn thông thoáng, không có vật cản chắn đường di chuyển. Đồ đạc, tủ kệ, hay những vật dụng khác không nên được đặt gần cửa thoát hiểm hoặc trên lối đi thoát hiểm. Nếu để lối thoát hiểm bị chắn có thể gây nguy hiểm và làm chậm quá trình thoát hiểm trong các tình huống cần phải hành động nhanh chóng.
Cách kiểm tra và bảo trì các lối thoát hiểm an toàn trong văn phòng và khách sạn
Kiểm tra và bảo trì các lối thoát hiểm an toàn trong văn phòng và khách sạn thường xuyên là công tác quan trọng để đảm bảo lối thoát hiểm hoạt động hiệu quả. Quy định về cách kiểm tra, bảo trì lối thoát hiểm cụ thể như sau:
Kiểm tra lối thoát hiểm
Kiểm tra thường xuyên, đúng cách các lối thoát hiểm không chỉ đem lại hiệu quả an toàn cho người lao động mà còn kịp thời khắc phục lỗi nhanh chóng. Quá trình kiểm tra lối thoát hiểm sẽ diễn ra từ tổng thể đến chi tiết.
-
Cửa thoát hiểm: Kiểm tra bản lề, khóa cửa, tay nắm cửa, chất lượng cửa,… để đảm bảo cửa thoát hiểm hoạt động ổn định, dễ dàng mở ra mà không bị lỗi gì. Các mối hàn, mối nối trên cửa, độ chắc của khung cửa, gioăng cửa cần đảm bảo độ chắc chắn của cửa, khả năng chống khói.
-
Lối thoát hiểm: Biển báo, hệ thống chiếu sáng, chỉ dẫn đường đi, vạch đánh dấu,… cần đảm bảo mọi thứ ổn định, dễ nhìn thấy lối thoát hiểm trong mọi tình huống (ban ngày, ban đêm). Đồng thời hệ thống báo động, chuông báo động, khóa tự động đảm bảo hoạt động chính xác, không có sự cố xảy ra.
Bảo trì lối thoát hiểm
Bên cạnh việc kiểm tra thường xuyên, bảo trì lối thoát hiểm trong khách sạn và văn phòng còn giúp chủ đầu tư phát hiện kịp thời những hỏng hóc xảy ra, duy trì tuổi thọ/độ bền lối thoát hiểm. Bảo trì lối thoát hiểm sẽ bao gồm các hoạt động sau:
-
Vệ sinh làm sạch: Vệ sinh lối thoát hiểm, tay nắm cửa, bản lề, lối đi đến chỗ thoát hiểm,… Làm sạch và loại bỏ các bụi bẩn, vật cản trên lối thoát hiểm. Sau đó, tiến hành bôi trơn khóa cửa, bản lề, tay nắm để hoạt động trơn tru, mở cửa dễ dàng.
-
Sửa chữa hư hỏng: Sửa chữa và thay thế những linh kiện bị hư hỏng hoặc không còn đảm bảo chất lượng.
-
Bảo dưỡng hệ thống báo cháy: Theo đúng quy định PCCC hay hướng dẫn từ nhà sản xuất hệ thống.
Trong bài viết trên, Hưng Nghiệp Phú đã chia sẻ thông tin đến bạn về cấu trúc lối thoát hiểm trong khách sạn và văn phòng. Chúng tôi tự hào là đơn vị dày dặn kinh nghiệm, đã có hơn nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, thi công lắp đặt các hệ thống PCCC, trong đó có cả dịch vụ thiết kế và thi công lối thoát hiểm. Hãy liên hệ ngay với Xây dựng nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thiết kế, thi công lối thoát hiểm chuyên nghiệp và uy tín!
GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN THIẾT KẾ & THI CÔNG UY TÍN
Tầm quan trọng của các đơn vị thi công là không thể phủ nhận, uy tín của họ sẽ đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho công trình của bạn. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công để đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cao tại nước ta. Do đó, việc tìm kiếm một đơn vị uy tín không phải là điều dễ dàng và đòi hỏi bạn phải dành thời gian tìm hiểu. Trong quá trình lựa chọn, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và đảm bảo rằng đơn vị đi cùng phải có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, có hợp đồng ký kết rõ ràng, chi phí minh bạch,... Để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú tự tin rằng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú với sứ mệnh cung cấp các giải pháp và dịch vụ tốt nhất, xây dựng cộng đồng thịnh vượng cùng khách hàng, Hưng Nghiệp Phú đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình thông qua sự hợp tác chân thành, với đội ngũ lãnh đạo có năng lực đạo đức, sáng tạo, chuyên môn cao và tầm nhìn chiến lược. Hưng Nghiệp Phú sở hữu đội ngũ nhân viên lành nghề, trình độ cao sẽ mang đến cho khách hàng những công nghệ chất lượng tốt nhất.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú - chuyên thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Chúng tôi mong muốn đồng hành cùng khách hàng trong các dự án xây dựng cũng như các thủ tục liên tục như sơ đồ quy hoạch, xin giấy phép xây dựng, hoàn thiện thủ tục, xin cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy,... Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang có nhu cầu thiết kế, hoàn thiện thủ tục, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
>>> Xem thêm:
_____________________
THÔNG TIN LIÊN HỆ HỢP TÁC:
Facebook: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú (興業富)
Đường dây nóng: 1800.3368 (Miễn phí)
Trang web: xaydunghungnghiepphu.com
Gmail: kinhdoanh01@xaydunghungnghiepphu.com
Địa chỉ: Số 2034D, tổ 22, Ấp Phước Thái, P. Thái Hòa, TP. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
------
Nguồn: Tổng hợp từ Internet