CÁCH TÍNH SỐ LƯỢNG CỌC BÊ TÔNG TRONG THI CÔNG MÓNG

News
Date Submitted: 01/08/2024 10:53 AM

CÁCH TÍNH SỐ LƯỢNG CỌC BÊ TÔNG TRONG THI CÔNG MÓNG

 

Trong quá trình thi công xây dựng phần móng nền thì việc tính toán số lượng cọc bê tông cần ép cọc là việc vô cùng quan trọng. Nó giúp cho gia chủ dễ dàng tính toán được nguồn kinh phí cần dự trù khi muốn xây dựng nhà ở. Vậy cách tính số lượng cọc bê tông như thế nào mới chính xác? Cùng Hưng Nghiệp Phú theo dõi bài viết dưới đây bạn nhé!

    1. Lựa chọn loại cọc bê tông phù hợp với công trình

    Ép cọc bê tông là cách để tăng khả năng chịu tải cho nền móng của cả công trình. Thông qua hình thức đóng các cọc bê tông đúc sẵn xuống sâu trong lòng đất đã đánh dấu trước đó. Cọc bê tông có rất nhiều loại khác nhau tùy theo tính năng và nhu cầu xây dựng mà lựa chọn cọc cho phù hợp.

    1.1. Cọc bê tông ứng suất trước (tiết diện vuông)

    Loại cọc này được sử dụng rất rộng rãi trong việc xây dựng các trung tâm thương mại và các tòa chung cư. Nó thuộc loại tiết diện có hình vuông làm bằng xi măng đông cứng nhanh. Và bên trong nó là một kết cấu khung thép. Kết hợp với các thanh thép dự ứng lực cường độ cao. Loại cọc này thường được ép vào lòng đất bằng máy ép cọc chuyên dụng. Hoặc có thể ép cọc bằng cần cẩu để tiết kiệm chi phí.

    Loại cọc này thường được các công trình thi công sử dụng nhiều nhất. Bởi cấu tạo của nó khá đơn giản, phù hợp với mọi công trình xây dựng nhà ở mà chi phí ép cọc cũng khá hợp lý.

    Hướng dẫn cách tính số lượng cọc bê tông cần sử dụng cho nhà phố

    (Hình minh họa, nguồn: Internet)

    1.2. Cọc bê tông khoan nhồi chống rung

    Cọc bê tông khoan nhồi có thể chịu được tải trọng rất lớn giúp cho ngôi nhà cực kỳ vững chắc. Loại cọc này chỉ dùng để xây dựng các công trình có quy mô lớn hoặc các khu cao tầng như chung cư, cao ốc. Nếu bạn muốn xây dựng nhà ở, nhà phố thì không nên sử dụng loại cọc này. Bởi việc khoan cọc này khá phức tạp và chi phí để ép được cọc này cũng khá đắt đỏ.

    1.3. Cọc bê tông ly tâm ứng suất trước (tiết diện tròn)

    Đây là một loại cọc bê tông mà các công ty xây dựng nhà ở ít khi giới thiệu cho khách hàng. Cọc trông như một cột điện tròn và rỗng ở giữa bởi nó được làm bằng bê tông đúc quay ly tâm với tốc độ cao. Kèm theo khung dây thép giúp giữ chặt bê tông xung quanh để tạo ra một loại bê tông nén mật độ cao. Loại này chỉ thích hợp để xây móng nhà cao tầng. Vì nó có khả năng chống rung tốt kể cả động đất hoặc gió bão.

    2. Tại sao nên sử dụng cọc bê tông trong việc xây dựng

    Như đã nói trên, cọc bê tông là một trong những yếu tố rất quan trọng. Trong việc giữ vững nền móng của toàn bộ công trình thi công. So với các loại cọc khác thì giá cả có phần đắt hơn một chút. Nhưng bù lại chi phí ép cọc lại rất rẻ, giúp cho gia chủ tiết kiệm được khá nhiều chi phí về thuê nhân công.

    Hơn nữa, trong quá trình xử lý nền móng thì cọc bê tông phát huy tối đa những tính năng của chúng. Có khả năng chịu được lực cao với độ liên kết bền vững cho công trình chắc chắn. Thời gian thi công cọc bê tông cũng nhanh, sau khi đúc 14 ngày đã có thể sử dụng ngay giúp đảm bảo được tiến độ thi công.

    Ngoài ra, cọc bê tông có thể chịu chống chịu được mọi tác động của môi trường bên ngoài. Điều này rất phù hợp cho những công trình phải xây dựng nền móng ở những nơi có đất mang tính axit hoặc kiềm.

    3. Cách tính số lượng cọc ép dựa vào đâu chuẩn nhất?

    Để có thể tính được số lượng cọc ép cho thi công, gia chủ cần phải xem xét đến nhiều khía cạnh. Thông thường, bạn cần dựa vào tính chất của đất nền cũng như độ chịu tải của công trình. Ngoài ra, để tính được số lượng cọc bê tông chuẩn nhất cần dựa vào một số yếu tố sau:

    3.1. Tính số lượng cọc ép dựa vào diện tích công trình

    Đối với các công trình xây dựng nhà ở, nhà phố thì số lượng cọc không cần sử dụng quá nhiều. Bởi những công trình này thường có diện tích khá nhỏ nên không cần số lượng cọc nhiều.

    Loại cọc bê tông dùng cho các công trình này phải là các loại cọc có kích thước nhỏ (kích thước 250 x 250 mm). Chiều dài cọc ép tối đa 7 mét và lực tải trọng từ 10 đến 20 tấn mà thôi. Khi sử dụng cọc ép có kích thước nhỏ sẽ giúp cho quá trình thi công không ảnh hưởng đến những ngôi nhà lân cận. Ngoài ra còn giúp cho gia chủ tiết kiệm được một khoản chi phí khi ép cọc.

    Cách tính số lượng cọc ép cho nhà phố(Hình minh họa, nguồn: Internet)

    3.2. Tính số lượng cọc ép dựa vào quy mô công trình

    Cũng giống như diện tích xây dựng của công trình. Quy mô công trình cũng là một trong những yếu tố quyết định đến số lượng của cọc ép. Quy mô sẽ bao gồm cả diện tích ngôi nhà và số tầng mà gia chủ muốn xây dựng.

    Nếu quy mô càng lớn thì tải trong của công trình càng nặng. Dẫn đến áp lực của nền móng tăng lên và để có thể đảm bảo được độ vững chắc của ngôi nhà. Thì số cọc ép phải càng nhiều và chiều dài của cọc phải càng cao. Điều này sẽ giúp phân tán lực ra các khu vực lân cận. Giảm được tình trạng sụt lún gây ra những hệ lụy cực kỳ nghiêm trọng.

    3.3. Tính số lượng cọc dựa vào tính chất của nền móng

    Mỗi địa chất khác nhau sẽ có những tính chất khác nhau. Nên gia chủ cần thực hiện công tác khảo sát địa chất trước khi quyết định thi công xây dựng. Nếu nền đất cứng thì số lượng cọc sử dụng không cần quá nhiều và nên lựa cọc có chiều dài ngắn. Ngược lại, đối với những nơi có nền móng yếu. Thì bạn nên chuẩn bị thật nhiều cọc với chiều dài cọc thật dài.

    3.4. Cách tính số lượng cọc ép cho nhà phố

    Hiện nay, các ngôi nhà phố thường sử dụng phương pháp thi công cọc bê tông có kích thước 200x200 hoặc 250x250, và thi công chủ yếu bằng máy neo thủy lực với lực ép khoảng 40 đến 50 tấn. Số lượng cọc bê tông trên một đài được tính dựa trên tải trọng truyền vào đầu cột và độ sâu chôn móng.

    Thực tế cho thấy số lượng cọc ép không phụ thuộc quá nhiều vào độ sâu chôn móng. Dưới đây là công thức để tính số lượng cọc ép:

    Tải trọng tổng cộng = Tải trọng tường + Tải trọng sàn + Tải trọng động do quá trình sử dụng Số lượng cọc = (1.2 - 1.5) tấn/m2 x diện chịu tải của cột x hệ số moment x số tầng

    Ví dụ, loại cọc 200x200 có sức chịu tải 20 tấn/đầu cọc. Cho cột có diện chịu tải 20m2 (5x4), ta có số cọc = (1.2 x 1.2 x 5 x 20) / 20 = 7.2. Vì vậy, số lượng cọc ép là 8 cọc.

    3.5. Cách tính chi phí ép cọc nhà phố

    Trong quá trình xây nhà, việc tính toán chi phí cho từng hạng mục là rất quan trọng để chuẩn bị kinh phí dự trù chính xác. Phần móng của ngôi nhà là một trong những hạng mục tốn kém chi phí. Dưới đây là cách tính chi phí thi công ép cọc bê tông nhà phố với quy mô 3 tầng và nền đất yếu thông thường.

    • Chi phí làm móng cọc bằng phương pháp ép tải được tính như sau:
      • Giá thành: (250.000 VNĐ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc thường là 20.000.000 VNĐ)
      • Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô
    • Chi phí làm móng cọc bằng phương pháp khoan nhồi được tính theo công thức:
      • Giá thành: (450.000 VNĐ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô)

    Ví dụ, với ngôi nhà phố có kích thước mặt tiền 5m, chiều sâu 10m, và ép cọc tải với số lượng 10 cọc, chiều dài cọc 10m, ta có:

    • Chi phí làm móng cọc bằng phương pháp ép tải: (250.000 VNĐ x 20 x 10) + 20.000.000 VNĐ + (0.2 x 50 x 3.000.000 VNĐ) = 100.000.000 VNĐ
    • Chi phí làm móng cọc bằng phương pháp khoan nhồi: (450.000 VNĐ x 20 x 10) + (0.2 x 50 x 3.000.000 VNĐ) = 120.000.000 VNĐ

    4. Giới thiệu đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế & thi công uy tín

    Tầm quan trọng của các đơn vị thi công là không thể phủ nhận vì uy tín của họ sẽ đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho công trình của bạn. Ngày nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế xây dựng để đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cao tại nước ta. Do đó, việc tìm kiếm một đơn vị uy tín không phải là điều dễ dàng và đòi hỏi bạn phải dành thời gian tìm hiểu. Trong quá trình lựa chọn, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và đảm bảo rằng đơn vị đi cùng phải có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm, có hợp đồng ký kết rõ ràng, chi phí minh bạch,... Bởi hiện nay, theo phản hồi từ một số khách hàng liên hệ với Hưng Nghiệp Phú cho thấy có rất nhiều đơn vị mạo danh là công ty tư vấn thiết kế xây dựng để lừa đảo mọi người với nhiều mục đích khác nhau. Để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm, Công ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Hưng Nghiệp Phú tự tin sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

    Giày Sneaker en

     

    Công ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Hưng Nghiệp Phú với sứ mệnh mang đến những giải pháp và dịch vụ tốt nhất, đồng hành cùng khách hàng xây dựng một cộng đồng thịnh vượng, Hưng Nghiệp Phú đã và đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình. Sự tin tưởng thông qua sự hợp tác chân thành, với đội ngũ lãnh đạo năng động, sáng tạo, tận tụy với nghề, có tầm nhìn chiến lược. Hưng Nghiệp Phú sở hữu đội ngũ nhân viên lành nghề, trình độ cao sẽ mang đến cho khách hàng những dự án chất lượng tốt nhất. 

     

    Công ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Hưng Nghiệp Phú - chuyên thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Chúng tôi hy vọng có thể đồng hành cùng khách hàng trong các dự án xây dựng cũng như các thủ tục pháp lý như lập hồ sơ quy hoạch, xin giấy phép xây dựng, hoàn thiện công trình, xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy,... Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang có nhu cầu thiết kế và hoàn thiện một công trình, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

    >>> Xem thêm:

    _____________________

    THÔNG TIN LIÊN LẠC:

    ???? Fanpage: Công ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Hưng Nghiệp Phú (興業富) 

    ☎️ Đường dây nóng : 1800.3368 (Miễn phí)

    ???? Trang web: xaydunghunnghiepphu.com

    ???? Gmail: kinhdoanh01@xaydunghungnghiepphu.com

    ???? Địa chỉ: Số 2034D, tổ 22, KP Phước Thái, P. Thái Hòa, TP.Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

    ------

    Nguồn: Sưu tầm Internet



    Other News articles

    Partner

    © 2022 Sneaker Shoes en, All rights reserved. Web design by HD Agency