BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC BÊ TÔNG NHÀ PHỐ
Ép cọc bê tông cốt thép là hình thức thi công được nhiều gia đình, chủ thầu xây dựng lựa chọn trong thi công móng nhà phố bởi những tiện ích và hiệu quả trong xây dựng mà phương pháp này mang lại. Phương pháp này giúp tạo ra một nền móng vững chắc, đặc biệt trong các khu vực có địa chất không ổn định hoặc khi xây dựng trên đất yếu. Việc nắm bắt biện pháp thi công ép cọc bê tông cốt thép sẽ giúp chủ nhà, nhà thầu có phương án tốt nhất cho công trình trong suốt thời gian thi công nhà phố. Cùng Hưng Nghiệp Phú theo dõi các biện pháp thi công ép cọc bê tông nhà phố qua bài viết dưới đây nhé!
1. Các biện pháp thi công ép cọc bê tông
1.1. Chuẩn bị bản vẽ thi công ép cọc bê tông
Để biện pháp thi công tiến hành một cách hiệu quả thì buộc chủ đầu tư, chủ thầu phải có được bản vẽ chi tiết phương pháp và có các thông số kỹ thuật cụ thể với công trình đó. Nhà ở và các dự án như trường học, khách sạn, cơ quan đều có từng loại cọc bê tông với những kích thước khác nhau, và vì thế, bản vẽ thi công ép cọc cũng khác nhau.
Một số bản vẽ biện pháp thi công ép cọc bê tông cơ bản mà bạn cần biết:
- Sơ đồ chạy dài
Sơ đồ chạy dài thường thích hợp với các công trình khi đóng những cọc dưới những móng băng liên tục, có chiều dài lớn như trường học, khách sạn,…và gần một hay vài hàng cọc chạy dài song song.
- Sơ đồ khóm cọc
Sơ đồ ép cọc bê tông này, thứ tự cọc đi từ giữa ra xung quanh. Nếu đóng ngược lại đi từ ngoài vào trong thì đất ở giữa sẽ bị nén chặt dẫn đến việc đóng các cọc ở giữa sẽ gặp khó khăn. Và sơ đồ khóm cọc áp dụng khi đóng những cọc dưới móng cột độc lập hay trong các móng trụ cầu.
- Sơ đồ ruộng cọc
Đối với sơ đồ ruộng cọc, thứ tự đóng lấy hàng giữa đóng theo hàng ra hai bên, và nếu ruộng cọc lớn, nên phân ra các khu vực để đóng. Thi công ép cọc theo sơ đồ ruộng cọc áp dụng khi đóng những cọc dưới móng bè hay cọc để gia cố nền.
1.2. Chuẩn bị mặt bằng thi công ép cọc bê tông
Để việc tiến hành thi công ép cọc bê tông trở nên dễ dàng trước tiên mỗi công trình cần chuẩn bị mặt bằng tốt. Mặt bằng phải đảm bảo không bị vướng móng, khô ráo và không có sự rò rỉ của nước.
Đối với những công trình có mặt bằng khó xử như nhà trên phố hay nhà ở nơi tập trung dân cư đông đúc; thì chủ nhà nên thuê đơn vị phá dỡ để thi công phá công trình và tiến hành múc móng theo đúng thiết kế yêu cầu. Lưu ý nếu công trình có nước thì buộc phải hút nước và đổ cát cho khô ráo; để việc ép cọc có thể thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.
1.3. Tổ chức đội ngũ công nhân tiến hành ép cọc bê tông
Dễ dàng nhận thấy việc ép cọc bê tông còn liên quan trực tiếp đến nguồn lao động bởi mỗi lần vận chuyển thiết bị đều cần có đội ngũ nhân sự đầy đủ. Các nhà thầu phải luôn đảm bảo số lượng công nhân đủ để trực chiến tại công trường.
Bên cạnh đó, đội ngũ công nhân phải đảm bảo các trang thiết bị cần thiết như mũ bảo vệ;áo lưới có phát quang, chân đi giày tránh tình trạng trong khi thi công bị ảnh hưởng đến an toàn lao động. Đặc biệt các công nhân luôn có trách nhiệm và tinh thần nỗ lực khi làm việc để kết quả đạt cao nhất; và thời gian thi công trở nên nhanh chóng.
1.4. Thiết bị máy móc ép cọc bê tông
Đối với thiết bị máy móc cần đảm bảo số lượng đầy đủ trong khi thi công; vì nếu bị thiếu sẽ mất thời gian phải đi mua làm ngắt quãng thi công. Thêm vào đó, máy móc phải có đầy đủ giấy tờ; trong khi thi công để đảm bảo tính an toàn.
1.5. Chuẩn bị vật tư đến nơi thi công ép cọc bê tông
Các vật tư khi đưa đến nơi thi công phải đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng; cần có sự kiểm tra xem cọc có bị vỡ hay sai kích thước hay không. Hơn nữa để tiện cho việc máy móc dễ lấy vật liệu thì cọc bê tông; và các vật tư nên tập kết gần chỗ thi công.
1.6. Tiến hành thi công ép cọc bê tông theo đúng kế hoạch
Đầu tiên để việc thi công được diễn ra đúng như thiết kế ban đầu; thì bên chủ đầu tư cần bắn tim cốt cho bên ép cọc để từ đó bên ép cọc; dựa các vị trí đó mà ép đúng theo bên giao thầu. Vì nếu không có sự chuẩn bị trước các vị trí cọc sẽ lệch nhau; không đạt được kết quả như đã đề ra.
Tiếp đó, trong quá trình ép cọc thì công nhân phải điều chỉnh cọc; ngay ngắn theo phương thẳng đứng để làm sao cọc không bị xiên và nghiêng vẹo. Đối với những công trình phải thi công ép nhiều hơn 2 đốt cọc; sau khi trồng cây cọc thứ 2 lên; thì cần phải tiến hành hàn cọc 4 mặt để đảm bảo cọc được định vị đúng lực ép; được dồn đều lên cả 2 mặt cọc.
Trong quá trình ép, các kỹ sư hoặc nhà thầu luôn kiểm tra đồng hồ; để đảm bảo lực ép đạt đúng trong thiết kế thì dừng tránh tình trạng thừa cọc và thiếu cọc. Đối với công trình dân dụng có thể tiến hành việc ép thử cọc; để đảm bảo cọc đạt tải tấn như trong bản thiết kế ;và qua đó có thể tổ hợp cọc ép đại trà. Ngược lại các công trình dự án thì thường thử tĩnh 2 tim đến 3 tim cọc; để tính toán được khối lượng cọc để lên dự toán cho công trình; và thời gian thử thường kéo dài 5-7 ngày.
Sau khi hoàn tất việc ép cọc, cần kiểm tra độ lún và độ nghiêng của từng cọc để đảm bảo chúng đạt tiêu chuẩn thiết kế. Ghi nhận kết quả và thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết.
2. An toàn trong thi công
2.1. Quy định an toàn lao động
Đảm bảo an toàn lao động là yếu tố tiên quyết trong bất kỳ công trình xây dựng nào. Để đảm bảo an toàn trong thi công ép cọc bê tông, cần thực hiện các quy định sau:
- Trang bị bảo hộ cá nhân (PPE): Mọi công nhân phải đeo mũ bảo hộ, găng tay, giày bảo hộ, kính bảo hộ và áo phản quang. Bảo hộ giúp giảm thiểu rủi ro khi làm việc gần máy móc và các vật liệu nặng.
- Phân công công việc rõ ràng: Mỗi công nhân cần biết rõ vai trò của mình trong quy trình thi công và tuân thủ các chỉ dẫn đã được giao.
2.2. Đào tạo vài huấn luyện
- Chương trình đào tạo: Tổ chức các khóa đào tạo thường xuyên về an toàn lao động cho công nhân, bao gồm các tình huống khẩn cấp, cách sử dụng thiết bị an toàn, và phương pháp xử lý sự cố.
- Huấn luyện về thiết bị: Công nhân phải được huấn luyện cách sử dụng máy ép cọc, bao gồm việc khởi động, dừng, và bảo trì thiết bị.
2.3. Giám sát an toàn
- Người giám sát an toàn: Cần có một người phụ trách giám sát an toàn lao động tại hiện trường. Người này sẽ theo dõi quy trình làm việc, phát hiện và ngăn chặn các hành vi không an toàn.
- Báo cáo sự cố: Thiết lập quy trình báo cáo sự cố và tai nạn. Nếu có sự cố xảy ra, cần điều tra nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục ngay lập tức.
2.4. Đánh giá rủi ro
- Phân tích rủi ro: Trước khi bắt đầu thi công, tiến hành phân tích các rủi ro có thể xảy ra. Dựa vào đó, xây dựng các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, ví dụ như xác định khu vực nguy hiểm và giới hạn truy cập.
- Kiểm tra thiết bị: Định kỳ kiểm tra và bảo trì thiết bị thi công để đảm bảo chúng luôn hoạt động tốt và an toàn.
2.5. Biện pháp ứng phó khẩn cấp
- Kế hoạch ứng phó khẩn cấp: Xây dựng kế hoạch chi tiết cho các tình huống khẩn cấp như tai nạn lao động, cháy nổ hoặc thiên tai. Kế hoạch này cần được thông báo đến toàn bộ nhân viên.
- Thi hành diễn tập: Thực hiện diễn tập các tình huống khẩn cấp định kỳ để nhân viên nắm rõ quy trình và cách xử lý.
3. Kiểm tra và nghiệm thu
3.1. Kiểm tra chất lượng cọc
- Kiểm tra chiều sâu và vị trí: Đo chiều sâu của từng cọc sau khi ép, đảm bảo đạt yêu cầu thiết kế. Sử dụng thiết bị đo chính xác để xác định vị trí và độ thẳng của cọc.
- Kiểm tra độ nghiêng: Đánh giá độ nghiêng của cọc so với trục thẳng đứng. Nếu độ nghiêng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, cần thực hiện biện pháp điều chỉnh.
3.2. Kiểm tra độ bền của cọc
- Thí nghiệm nén cọc: Thực hiện thí nghiệm nén cọc để xác định khả năng chịu lực. Kết quả thí nghiệm phải đạt yêu cầu kỹ thuật đã được phê duyệt trong thiết kế.
- Đánh giá chất lượng vật liệu: Kiểm tra độ bền và chất lượng của cọc bê tông bằng cách kiểm tra mẫu vật liệu, đảm bảo nó đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.
3.3. Nghiệm thu công trình
- Lập biên bản nghiệm thu: Sau khi hoàn thành tất cả các kiểm tra, lập biên bản nghiệm thu giữa các bên liên quan (chủ đầu tư, nhà thầu, và tư vấn giám sát). Biên bản này phải ghi rõ các thông số kỹ thuật, kết quả kiểm tra, và tình trạng của từng cọc.
- Cung cấp tài liệu: Cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến kết quả kiểm tra và nghiệm thu cho các bên liên quan để làm cơ sở cho việc bàn giao công trình.
3.4. Theo dõi hậu nghiệm thu
- Giám sát lâu dài: Sau khi nghiệm thu, cần thực hiện giám sát định kỳ để theo dõi tình trạng của cọc và nền móng trong suốt quá trình sử dụng. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra và thực hiện biện pháp khắc phục kịp thời.
- Báo cáo tình trạng: Lập báo cáo định kỳ về tình trạng của nền móng và cọc bê tông để cung cấp thông tin cho các bên liên quan, đảm bảo mọi vấn đề được xử lý kịp thời.
4. Giới thiệu đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế & thi công uy tín
Tầm quan trọng của các đơn vị thi công là không thể phủ nhận, uy tín của họ sẽ đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho công trình của bạn. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công để đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cao tại nước ta. Do đó, việc tìm kiếm một đơn vị uy tín không phải là điều dễ dàng và đòi hỏi bạn phải dành thời gian tìm hiểu. Trong quá trình lựa chọn, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và đảm bảo rằng đơn vị đi cùng phải có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, có hợp đồng ký kết rõ ràng, chi phí minh bạch,... Để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú tự tin rằng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú với sứ mệnh cung cấp các giải pháp và dịch vụ tốt nhất, xây dựng cộng đồng thịnh vượng cùng khách hàng, Hưng Nghiệp Phú đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình thông qua sự hợp tác chân thành, với đội ngũ lãnh đạo có năng lực đạo đức, sáng tạo, chuyên môn cao và tầm nhìn chiến lược. Hưng Nghiệp Phú sở hữu đội ngũ nhân viên lành nghề, trình độ cao sẽ mang đến cho khách hàng những công nghệ chất lượng tốt nhất.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú - chuyên thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Chúng tôi mong muốn được đồng hành cùng khách hàng trong các dự án xây dựng cũng như các thủ tục liên tục như sơ đồ quy hoạch, xin giấy phép xây dựng, hoàn thiện thủ tục, xin cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy,... Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang có nhu cầu thiết kế, hoàn thiện thủ tục, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
>>> Xem thêm:
_____________________
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Facebook: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hưng Nghiệp Phú (興業富)
Đường dây nóng: 1800.3368 (Miễn phí)
Trang web: xaydunghungnghiepphu.com
Gmail: kinhdoanh01@xaydunghungnghiepphu.com
Địa chỉ: Số 2034D, tổ 22, Ấp Phước Thái, P. Thái Hòa, TP. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
------
Nguồn: Tổng hợp từ Internet